Các mô hình giá trong PTKT (Phần 2-Tiếp theo): Mô hình Vai Đầu Vai Thuận và Ngược

Các mô hình giá trong PTKT (Phần 2-Tiếp theo): Mô hình Vai Đầu Vai Thuận và Ngược

Mô hình đảo chiều Vai – Đầu – Vai là mô hình phổ biến và đáng tin cậy nhất trong tất cả các mô hình hiện nay. Do đó, chúng ta sẽ đi sâu và phân tích chi tiết tất cả các yếu tố tạo nên mô hình này

I. Mô hình Vai –  Đầu – Vai thuận (Head and Shoulders)

1. Mô hình Vai – Đầu – Vai thuận là gì?

Theo John Murphy, tác giả cuốn sách “Phân tích kỹ thuật thị trường chứng khoán” có cho rằng:

Mô hình vai đầu vai không chỉ là mô hình đáng tin cậy nhất mà chúng còn được xem như là gốc của nhiều mô hình hay các mô hình đảo chiều khác chỉ là biến thể của mô hình vai đầu vai mà thôi.

Như vậy, mô hình Vai – Đầu – Vai thuận là mô hình đảo chiều xuất hiện vào cuối xu hướng tăng, được hình thành bởi ba đỉnh liên tiếp. Mà nhìn từ xa, trông chúng giống hệt như phần thân trên của con người bao gồm phần vai trái, phần đầu và phần vai phải.

2. Đặc điểm của mô hình Vai – Đầu – Vai

Mô hình vai đầu vai thuận

Từ định nghĩa trên cho thấy mô hình Vai – Đầu – Vai sẽ có 3 phần chính gồm:

  • Vai trái
  • Đầu
  • Vai phải

Ngoài 3 phần chính, để mô hình Vai – Đầu – Vai được hoàn thiện cần có 2 phần phụ khác là: 1 xu hướng rõ ràng trước đó và đường Neckline (đường viền cổ)

    Phần 1: Xu hướng tăng (Vai – Đầu – Vai thuận)

Phần đầu tiên của mô hình Vai – Đầu – Vai thuận là 1 xu hướng tăng. Đây là hình thái mở rộng trước khi dẫn đến tình trạng phe buy kiệt sức, khiến giá không thể lên cao được nữa. Theo nguyên tắc, xu hướng tăng càng kéo dài, khả năng đảo chiều càng lớn.

    Phần 2: Vai trái (Mô hình Vai – Đầu – Vai thuận)

Thị trường bắt đầu giảm và hình thành nên 1 đáy cao hơn. Tại thời điểm này, mọi thứ đang bắt đầu kết hợp với nhau, nhưng vẫn chưa đủ để xác định đường viền cổ áo.

    Phần 3: Đầu (Mô hình Vai – Đầu – Vai thuận)

Bây giờ Vai trái đã được hình thành, bắt đầu tạo 1 đỉnh cao hơn để tạo thành đầu. Nhưng bất chấp giá tăng cao, phe mua không thể nào  tạo ra 1 đáy cao hơn.

Tại thời điểm này, Vai trái và đầu đã được hình thành. Đường viền cổ áo cũng bắt đầu xuất hiện, nhưng cần phải có thêm Vai phải, trước khi có thể vẽ được 1 đường viền cổ trên biểu đồ.

    Phần 4: Vai phải (Mô hình Vai – Đầu – Vai thuận)

Vai phải  được hình thành là lúc cho thấy dấu hiệu người mua đang mệt mỏi và thị trường có thể đang chuẩn bị bắt đầu 1 xu thế đảo ngược.

Ngay khi Vai phải xuất hiện, chúng ta có đủ dữ liệu để bắt đầu vẽ đường viền cổ áo. Nhưng vì mô hình chưa thực sự hoàn thành, nên tốt nhất chỉ nghĩ về nó như một bản nháp thô chứ không phải là phiên bản hoàn hảo để bạn giao dịch.

    Phần 5: Đường viền cổ áo, đường Neckline (Mô hình Vai – Đầu – Vai thuận)

Lúc này, một đầu và hai vai đã được xác định, có thể bắt đầu vẽ đường viền cổ áo. Đây cũng có thể xem là mô hình hoàn chỉnh, trader sẽ căn cứ vào đây để giao dịch ngay khi đường cổ áo bị phá vỡ.

3. Ví dụ minh họa mô hình Vai – Đầu – Vai thuận.

Ví dụ: Minh họa chỉ sô Vnindex tạo mô hình Vai – Đầu – Vai. Thời gian kéo dài gần 2 tháng từ ngày 27/2/2014 đến ngày 16/4/2014. Kết thúc mô hình bằng việc phá vỡ đường viền cổ với phiên giảm mạnh ngày 16/4/2014. Sau khi hoàn thiện mô hình Vai – Đầu – Vai thì Vnindex có sự sụt giảm từ 580 điểm về 510 điểm

4. Điều gì đã khiến mô hình Vai – Đầu – Vai được hình thành?

  • Từ các diễn giải ở bên trên cho thấy vì giá không thể nào tiếp tục được đẩy qua đỉnh đầu, mà lại đi xuống và chỉ tạo ra được một đỉnh thấp hơn có thể thấy phe mua thực sự đang rất mệt mỏi và kiệt sức. Vì thế, đây mới là mấu chốt để cho thấy xu thế đảo chiều có khả năng diễn ra.
  • Thế nên, tại sao ở ngay phần đầu tiên tôi có nói: Để xác quyết được mô hình Vai – Đầu – Vai, ngoài đường Neckline, thì bắt buộc phía trước phải có một xu hướng rõ ràng. Nếu như mà thị trường trước khi mô hình này được hình thành không phải là một xu hướng tăng, đối với Vai – Đầu – Vai thuận, thì các bạn hãy hiểu rằng mô hình này hoàn toàn không đúng hoặc không hoạt động hiệu quả các bạn nhé. Nếu vẫn suy đoán đấy là mô hình Vai – Đầu – Vai chẳng hạn, thì cần phải có thêm nhiều yếu tố khác nữa để kết hợp để biết được rằng thị trường có thực sự đảo chiều để giảm hay không.
  • Và các bạn thấy rằng suốt quá trình đi từ xu hướng tăng tới Vai trái, tới đỉnh, tới Vai phải và đảo chiều thành xu hướng giảm đó là quá trình gọi là chuyển đổi giữa phe mua và phe bán. Từ đó chúng ta thấy được thị trường luôn luôn biến động, không có cái gì là đúng với 100% và không có cái gì tồn tại mãi mãi. Mô hình thực tế nó chính là tấm gương phản chiếu để cho thấy mức độ tráo trở của thị trường.
  • Tuy nhiên, quá trình để diễn ra đảo chiều xu hướng nó cũng cần một khoảng thời gian dài nhất định, chứ không phải là muốn một cái là được ngay. Nên hãy căn cứ vào nhiều yếu tố hoặc đợi đến khi mô hình Vai – Đầu – Vai được hình thành thì hãy vào lệnh các bạn nhé.

5. Hướng dẫn giao dịch mô hình Vai – Đầu – Vai thuận

Như lúc nãy mình có nói, khi giá phá vỡ đường viền cổ neckline thì giá có thể sẽ bắt đầu đảo chiều.

Thế nên sẽ xuất hiện 2 cách thức để giao dịch với mô hình Vai – Đầu – Vai. Mà không chỉ mô hình Vai – Đầu – Vai điều này sẽ đúng với tất cả các dạng mô hình khác đó là:

  • Trường hợp thứ 1: Chờ giá phá vỡ và đóng nến ở dưới đường viền cổ neckline, bắt đầu tiến hành vào lệnh Sell đối với mô hình vai đầu vai thuận.
  • Trường hợp thứ 2:  Chờ giá Retest lại đường viền cổ,  nếu giá không phá vỡ qua đường viền cổ Neckline và tiếp tục giảm xuống thì mô hình Vai – Đầu – Vai thuận đã được hình thành. Trong trường hợp này giá sẽ giảm mạnh hơn rất nhiều so với lần phá vỡ Neckline đầu tiên.

Thực tế, Trader nào cũng sẽ sốt xình xịch mỗi khi mà suy đoán được đây là mô hình Vai – Đầu – Vai thuận đều tiến hành vào lệnh luôn. Không kể, không ai biết được thị trường sẽ đi đâu về đâu. Nên chọn giao dịch theo cách 1 hay cách 2, là quyền của các bạn.

Muốn ăn chắc mặc bền hãy chọn cách thứ 2. Còn nếu chọn cách 1 thì hãy cân nhắc việc chốt lời như thế nào cho phù hợp hoặc học cách chốt lời từng phần, đừng kì vọng quá cao. Đang từ xanh chuyển sang đỏ thì cũng là một cái kết đáng buồn.

 Giao dịch mô hình Vai – Đầu – Vai thuận 

  • Phải xác định được xu hướng
  • Tiếp theo đó là Vai trái và Vai phải nó nên bằng nhau hoặc chỉ lệch nhau một chút thôi chứ đừng lệch quá và như thế khi mô hình đã đi theo đúng kịch bản thì diễn biến của mô hình nó sẽ càng dễ để xảy ra.

II. Mô hình vai đầu vai ngược (Head and Shoulders Inverted)

1. Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược là gì?

  • Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược là mô hình đảo chiều từ giảm sang tăng bao gồm 3 đáy trong đó đáy ở giữa giảm sâu hơn 2 đáy còn lại. Nếu đã biết đến mô hình Vai – Đầu – Vai thuận rồi thì bạn sẽ dễ dàng hình dung ra được đặc điểm của Vai Đầu Vai Ngược.
  • Khi giá tạo ra 3 đáy thì cũng đồng thời hình thành 2 đỉnh bên trên. Nối 2 đỉnh này lại chúng ta thu được Neckline (Đường viền cổ), một đường thẳng rất quan trọng khi xem xét giao dịch tới mô hình.

2. Đặc điểm của Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược

Mô hình vai đầu vai thuận và ngược (2)

Hãy nhớ rằng Vai – Đầu – Vai ngược xuất hiện trong xu hướng giảm bởi vì đây là mô hình đảo chiều từ giảm sang tăng, nên sẽ bao gồm 4 thành phần quan trọng sau:

  • Vai trái: Là đáy đầu tiên trong mô hình, xuất hiện sau xu hướng giảm.
  • Đỉnh đầu: Là đáy tiếp theo, giảm sâu hơn so với vai trái trước đó.
  • Vai phải: Là đáy thứ ba của mô hình và có vùng giá gần bằng với vai trái.
  • Đường viền cổ (Neckline): Là đường thẳng nối liền 2 đỉnh giá bên trên của mô hình. Bạn cần chú ý kỹ đến đường thẳng này, tùy trường hợp mà đường cổ có thể nằm ngang, hướng lên trên hoặc hướng xuống dưới và điều này sẽ ảnh hưởng đến cách thức giao dịch của chúng ta cho mỗi tình huống.

Tiếp theo, bạn cần hiểu rằng không phải là mọi mô hình Vai – Đầu – Vai kể cả Vai – Đầu – Vai ngược đều có độ tin cậy như nhau. Một số mô hình có thể cho tín hiệu đảo chiều rất mạnh trong khi một số khác lại cho xác suất thành công thấp hơn. Vì thế, bạn cần phải nắm được các đặc điểm làm gia tăng độ mạnh của mô hình, bao gồm:

  • Trước khi tạo ra mô hình, giá giảm càng mạnh, biểu đồ càng dốc thì tín hiệu đảo chiều sẽ càng đáng tin cậy.
  • Đường cổ hướng lên trên là trường hợp đạt hiệu quả cao nhất so với 2 trường hợp còn lại (nằm ngang hoặc hướng xuống dưới).
  • Vai trái (Đáy đầu tiên) cao hơn Vai phải (Đáy thứ ba) thì sẽ làm gia tăng độ mạnh của mô hình.

3. Ví dụ minh họa mô hình Vai – Đầu – Vai ngược.

Ví dụ: Minh họa Cổ phiếu HPG  tạo mô hình Vai – Đầu – Vai ngược. Thời gian kéo hơn 1 tháng từ ngày 27/4/2017 đến ngày 6/6/2017. Kết thúc mô hình bằng việc phá vỡ đường viền cổ với phiên tăng mạnh ngày 31/5/2017. Sau khi hoàn thiện mô hình Vai – Đầu – Vai ngược  thì HPG  có mức tăng  từ 7k lên 8.6k, tăng >20% từ điểm break và tăng >30% từ đầu.

4. Diễn biến tâm lý của mô hình Vai – Đầu – Vai ngược

  • Đáy vai trái và đầu của mô hình thể hiện sức mạnh của xu hướng giảm khi thị trường liên tục tạo ra 2 đáy thấp hơn. Việc giá hồi lên sau khi tạo ra vai trái chỉ là một hành vi giá bình thường trong xu hướng giảm. Do đó, tại thời điểm này bên bán vẫn đang làm chủ tình hình và tâm lý giảm giá đang bao trùm lên thị trường.
  • Tuy nhiên, điểm đáng chú ý xuất hiện khi giá tăng lên tạo đỉnh thứ hai rồi lại giảm xuống tạo tiếp một đáy nữa (Vai phải) nhưng lần này thị trường không thể tạo ra đáy thấp hơn trước đó cho thấy xu hướng giảm đã bắt đầu yếu đi, bên mua đã dần lấy lại sức mạnh của mình. Như bạn biết, xu hướng giảm được định nghĩa là diễn biến giá bao gồm những đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn. Do vậy nếu đường cổ hướng lên trên nghĩa là đỉnh thứ hai cao hơn đỉnh phía trước đồng thời Vai phải cao hơn Vai trái thì độ mạnh của mô hình sẽ được tăng lên bởi những diễn biến này xác nhận xu hướng giảm trước đó đã kết thúc và thị trường sẵn sàng để đảo chiều. Nếu bên mua đủ mạnh để đẩy giá tăng lên và vượt qua 2 đỉnh trước đó, tâm lý lạc quan sẽ trở lại với thị trường và sẽ còn đẩy giá lên cao hơn nữa.

5. Hướng dẫn giao dịch mô hình Vai – Đầu – Vai ngược

  • Có 2 điểm cần lưu ý là Vai trái và Vai phải thì nó thường phải ngang bằng nhau. Tuy nhiên, đường Neckline thì không phải lúc nào nó cũng theo đường ngang mà nó có thể dốc lên hoặc dốc xuống.
  • Đường mà càng dốc, theo lí thuyết, độ tin cậy của sẽ không cao. Nhưng trong rất nhiều trường hợp khi các bạn cảm thấy mô hình được hình thành, các bạn vẫn có thể tiến hành vào lệnh và chốt lời theo mong muốn, không kỳ vọng quá cao là được.
  • Trong rất nhiều trường hợp, giá sau khi phá vỡ Neckline, sẽ Retest lại để tiếp tục tăng mạnh lên nữa. Nên tùy các bạn. Về mặt bản chất thì mô hình Vai – Đầu – Vai là mô hình giao dịch rất hiệu quả, nên bạn chỉ cần nhớ trong trường hợp nào cũng phải đặt cắt lỗ là được.

Với bạn Trader mới vào nghề, có thể chuyển sang biểu đồ dạng đường, có thể giúp các bạn sẽ dễ dàng nhìn các góc cạnh này hơn thay vì với mô hình nến.

III. Một số thắc mắc mô hình Vai – Đầu – Vai

  • Mô hình vai đầu vai là mô hình đảo chiều hay mô hình tiếp diễn?

    Cả 2 dạng gồm Vai – Đầu – Vai và vai Vai – Đầu – Vai đều là mô hình đảo chiều.

  • Trước khi mô hình được hình thành bắt buộc phải có 1 xu hướng rõ ràng?

    Đúng. Đặc biệt là nếu giá tăng càng mạnh với mô hình Vai – Đầu – Vai thuận, biểu đồ càng dốc thì khi mô hình được hình thành sẽ càng đáng tin cậy, và giá có khả năng đảo chiều càng cao.
    Hoặc giá giảm càng mạnh với mô hình Vai – Đầu – Vai ngược, biểu đồ càng dốc thì tín hiệu đảo chiều sẽ càng đáng tin cậy.

  • Có nên giao dịch ngay khi giá phá vỡ đường viền cổ Neckline không?

    + Tốt nhất là nên chờ nến đóng nằm dưới đường viễn cổ rồi hãy vào lệnh để tránh trường hợp bị phá vỡ giả.
    + Còn nếu tốt hơn nữa thì nên chờ giá Pullback trở lại đường viền cổ rồi mới tiến hành vào lệnh.

Tài liệu đươc Sư tầm – Tổng hợp và biên tập: Thúy Hiền ( Team Công Tuyền Darvas)