[Ebook] Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường DPF

[Ebook] Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường DPF

Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường – sẽ mang lại cho bạn một cái nhìn toàn diện, từ những vấn đề hết sức cụ thể như sức mạnh của “lời đồn đại”, nên mua gì, khi nào, những điều nhà đầu tư cần tránh, cách tìm ra một cổ phiếu tiềm năng…

Mời các bạn tải bản PDF Tại đây

Giới thiệu sách Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường

Philip Fisher là một trong số các nhà đầu tư có ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại. Triết lý đầu tư của ông không chỉ được nhiều chuyên gia hiện đại nghiên cứu và áp dụng mà còn được rất nhiều nhà đầu tư coi đó là cẩm nang dẫn đường cho bản thân. Những triết lý này đã được tập hợp trong cuốn sách nổi tiếng của ông – Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường (Common Stocks and Uncommon Profits), một trong những giáo trình đầu tư kinh điển dành cho các nhà đầu tư hiện đại.

Cuốn sách sẽ mang lại cho bạn một cái nhìn toàn diện, từ những vấn đề hết sức cụ thể như sức mạnh của “lời đồn đại”, nên mua gì, khi nào, những điều nhà đầu tư cần tránh, cách tìm ra một cổ phiếu tiềm năng… cho đến phương pháp hình thành một triết lý đầu tư đem lại hiệu quả cao.

Fisher đã chỉ ra rằng có hai cách để thu được lợi nhuận đầu tư lớn nhất: thứ nhất là mua cổ phiếu khi thị trường đi xuống và đợi lúc thị trường hồi phục; hoặc áp dụng cách thứ hai ít rủi ro hơn và lợi nhuận tiềm năng lớn hơn, đó là đầu tư vào một số công ty đang tăng trưởng liên tục và thu lợi nhuận hàng năm. Để tìm được chính xác những công ty như vậy, ông cũng đưa ra 15 luận điểm lựa chọn cổ phiếu và những thành tố cần có cho một khoản đầu tư hiệu quả.

Có thể nói “Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường” sẽ làm thay đổi cách nhìn nhận của bạn về thị trường tài chính, một cuốn sách xứng đáng có một vị trí trang trọng trên giá sách của các nhà đầu tư và bất cứ ai quan tâm đến lĩnh vực này.

Cuốn sách nằm trong “Top 10 cuốn sách về chứng khoán hay nhất mọi thời đại

Thông tin tác giả sách Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường

Philip Arthur Fisher (8/9/1907 – 11/03/2004) là nhà đầu tư chứng khoán Mỹ nổi tiếng với tác phẩm “Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường”, là chỉ dẫn đầu tư mà vẫn được phát hành kể từ khi được phát hành lần đầu vào năm 1958.

Sự nghiệp của Philip Fisher bắt đầu năm 1928 khi ông rời bỏ Trường kinh doanh Standford khi nó mới thành lập để làm nhà phân tích chứng khoán với Ngân hàng Anglo-London ở San Francisco. Ông chuyển sang một công ty giao dịch chứng khoán một thời gian ngắn trước khi bắt đầu khởi nghiệp bằng đồng tiền của mình khi thành lập công ty Fisher & Company năm 1931. Ông quản lý các công việc của công ty cho đến khi nghỉ hưu năm 1999 ở tuổi 91 và người ta nói rằng ông đã tạo ra những lợi nhuận đầu tư phi thường cho những khách hàng của mình.

Mặc dù ông bắt đầu vào những năm 50 trước khi Thung lũng Silicon được biết tới, ông chuyên vào những công ty sáng tạo có công tác nghiên cứu phát triển mạnh. Ông thực hiện đầu tư dài hạn, mua những công ty lớn với giá hời. Ông cũng là người rất riêng tư, ít chịu phỏng vấn và rất kén chọn khách hàng của mình. Ông không nổi tiếng đối với công chúng cho đến khi xuất bản cuốn sách “Cổ phiếu thường Lợi nhuận phi thường” năm 1958.

Philip Fisher đạt được thành tích xuất sắc trong 70 năm đầu tư của mình. Ông đầu tư vào công ty được quản lý tốt, tăng trưởng, chất lượng cao và giữ dài hạn. Ví dụ, ông đã mua cổ phiếu của Motorola vào năm 1955 và tiếp tục giữ nó cho đến khi ông qua đời vào năm 2004.

Châm ngôn nổi tiếng của ông “15 điều cần tìm kiếm trong cổ phiếu thường” đã được phân chia thành hai loại: chất lượng quản lý và các đặc điểm của doanh nghiệp. Phẩm chất quản lý quan trọng của công ty cần có là: quản lý toàn diện, kế toán thận trọng, triển vọng dài hạn tốt, cởi mở để thay đổi, kiểm soát tài chính xuất sắc, và các chính sách nhân sự tốt.

Đặc điểm kinh doanh quan trọng sẽ bao gồm: định hướng tăng trưởng, lợi nhuận cao, lợi nhuận trên vốn cao, bộ phận nghiên cứu và phát triển tốt, hệ thống phân phối bán hàng tốt, công tỷ đầu ngành và sở hữu các sản phẩm hay dịch vụ độc quyền.

Philip Fisher thường nghiên cứu sâu và rộng về một công ty trước khi đầu tư. Một công cụ có vẻ đơn giản đó là  “lời đồn đại” hay “business grapevine” là một trong những công cụ giúp ông lựa chọn cổ phiếu.

Ông đã phân tích điều này rất kĩ trong quyển “Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường”. Theo ông, những công cụ này rất tuyệt vời và ông thường sử dụng tất cả các mối quan hệ để có thể tập hợp, thu thập thông tin về một công ty. Đây là một phương pháp vô cùng quý giá.

Các nội dung cần đạt được trong cuốn sách

Với một người mới tìm hiểu về đầu tư thì quyển sách “Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thương” này cũng có rất nhiều vấn đề và kinh nghiệm để học hỏi.

Tác giả của “Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thương” là một nhà đầu tư theo trường phái đầu tư tăng trưởng và là 1 trong 2 người thầy quan trọng của Warren Buffett. Quyển sách này đã cung cấp một số điều có giá trị với mình:

– Phương pháp kiếm thông tin về doanh nghiệp hiệu quả và chính xác nhất: đi hỏi đối thủ và khách hàng của doanh nghiệp

– 15 tiêu chí cần xem xét đến khi đầu tư một doanh nghiệp, công ty:

  1. Liệu công ty có những sản phẩm và dịch vụ có đủ tiềm năng, thị trường đủ lớn để tăng doanh thu ít nhất là trong vài năm tới không?
  2. Bộ máy quản lý của công ty có quyết tâm phát triển các dòng sản phẩm hay quy trình sản xuất, nhằm gia tăng hơn nữa tổng doanh thu trong khi tiềm năng tăng trưởng của các dòng sản phẩm hấp dẫn hiện tại đã bị khai thác quá nhiều
  3. Những nỗ lực nghiên cứu và phát triển của công ty sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quy mô của nó? (dùng cho công ty thiên về nghiên cứu)
  4. Cách thức tổ chức bán hàng của công ty đã hiệu quả chưa?
  5. Biên lợi nhuận của công ty có cao không?
  6. Công ty đang làm gì để duy trì hoặc cải thiện biên lợi nhuận?
  7. Mối quan hệ giữa bộ máy lãnh đạo và người lao động trong công ty tốt không?
  8. Đội ngũ lãnh đạo công ty có đoàn kết, đồng thuận cao không?
  9. Công ty có thật sự có chiều sâu quản lý không?
  10. Công ty có kiểm soát tốt hệ thống kết oán và phân tích chi phí không?
  11. Công ty có chú ý đến những khía cạnh kinh doanh khác biệt với tính chất của ngành – khía cạnh mang lại cho nhà đầu tư đầu mối về mức độ nổi trội của công ty so với đối thủ cạnh tranh?
  12. Công ty có triển vọng lợi nhuận ngắn hạn và dài hạn như thế nào?
  13. Trong tương lai, nếu công ty có dự tính tăng trưởng dựa trên việc tăng vốn cổ phần bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, thì lợi ích của các cổ đông hiện tại có giảm sút không?
  14. Bộ máy quản lý công ty có luôn minh bạch với các nhà đầu tư về tình hình công ty khi nó hoạt động tốt nhưng lại che giấu khi có vấn đề?
  15. Bộ máy quản lý công ty có liêm khiết không?

Trong số đó có nhiều tiêu chí liên quan đến ban quản lý, đến việc tìm hiểu về chính sách, về kế hoạch phát triểu dài hạn, tìm hiểu về triển vọng ngành. Một số tiêu chí là khá khó thực hiện với nhà đầu tư cá nhân, nhưng cũng vẫn cần phải biết để đầu tư hiệu quả nhất, và với nỗ lực nhất định thì nhà đầu tư cá nhân vẫn đánh giá được các tiêu chí này

– 10 điều nhà đầu tư cần tránh

  1. Không nên mua cổ phiếu công ty đang trong quá trình hình thành và phát triển
  2. Không nên bỏ qua cổ phiếu tốt chỉ vì chưa được niêm yết chính thức trên sàn (cổ phiếu OTC), ví dụ như Thaco,OCB,..
  3. Không nên mua cổ phiếu chỉ vì bạn thích báo cáo thường niên của nó, mà phải tìm hiểu sự thật thông qua báo cáo thu nhập và các báo cáo tài chính khác. Hãy nhớ chúng chỉ là công cụ của bạn
  4. Không nên lo lắng khi P/E quá cao, nó có thể là dấu hiệu cơ bản rằng mức tăng cao hơn của khoản thu nhập trong tương lai phần lớn đã được phản ánh ở mức giá hiện tại, nhưng còn tùy trường hợp 
  5. Không nên quá kì kèo bước giá nhỏ (không nên quá keo), vì nhiều khi cổ phiếu tăng lên và bạn lỡ tàu
  6. Không nên đa dạng hóa quá mức danh mục đầu tư; một số hướng dẫn: A.tối thiểu 5 loại cổ tăng trưởng, mỗi loại không quá 20%, 5 công ty này nên thuộc lĩnh vực khác nhau, B. với công ty còn trẻ, độ rủi ro cao, phân bố mỗi cổ 10% thay vì 20%, C. cuối cùng là các công ty nhỏ, low-cap, rũi ro rất cao, không nên quá 5% vốn vào một trong những công ty như vậy trong lần đầu tư đầu tiên
  7. Đừng e ngại mua cổ phiếu vì chiến tranh (hic cái này chắc mình không dám làm theo, mình sẽ đổi ra 40% vàng và 45% tiền mặt, 15% giữ lại)
  8. Không nên sa vào những vấn đề không thực sự quan trọng: giá trong quá khứ; chúng chỉ là công cụ hỗ trợ
  9. Đừng quên xem xét thời điểm cũng như giá khi mua một cổ phiếu tăng trưởng thật sự: mua cổ phiếu không phải tại một mức giá xác định mà tại một thời điểm xác định trong quá trình phát triển của công ty
  10. Đừng chạy theo đám đông

– Tổng quan cách tìm ra cổ phiếu tăng trưởng (trang 252)

– Thời điểm mua vào bán ra cổ phiếu tăng trưởng

Mời các bạn tải bản PDF Tại đây

Tài liệu được sưu tầm – cập nhật – chia sẻ: Team Công Tuyền Darvas