Kênh giá là gì?

Kênh giá là gì? Cách xác định xu hướng hiệu quả với kênh giá

Kênh giá (Price Channel) là một công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản được sử dụng rộng rãi trong chứng khoán, cơ bản nhưng không hề đơn giản, Price Channel được đánh giá là một phương pháp xác định xu hướng hiệu quả, vì thế mà công cụ này rất được lòng hầu hết các Trader, kể cả Trader chuyên nghiệp.

Nếu các bạn chưa biết vẽ kênh giá như thế nào và chưa tìm ra hướng giao dịch hiệu quả nhất với kênh giá thì bài viết này là dành cho bạn.

♦ Kênh giá là gì?

Kênh giá là một công cụ phân tích kỹ thuật dùng để nhận diện xu hướng của giá, nhằm tìm ra những cơ hội mua, bán và chốt lời hiệu quả.

Kênh giá bao gồm 2 đường thẳng song song, một đường chính là trendline của xu hướng hiện tại, có thể tăng, giảm hoặc đi ngang. Đường còn lại được xác định bằng cách vẽ một đường thẳng song song với đường trendline sao cho phần lớn các mức giá của xu hướng đều nằm bên trong 2 đường này.

Với định nghĩa trên thì chúng ta có thể hiểu kênh giá chính là 2 đường xu hướng song song, bao phủ hầu hết các mức giá nằm bên trong nó. Đường xu hướng trên (trendline trên) có vai trò như một đường kháng cự và đường xu hướng dưới (trendline dưới) là một đường hỗ trợ.

Nếu các bạn đã quen với trendline thì việc vẽ kênh giá và giao dịch với kênh giá sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu chưa, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây:

♦ Các loại kênh giá và cách vẽ kênh giá

Kênh giá được hình thành từ 2 đường xu hướng, chính vì thế, cách phân loại trendline cũng chính là cách xác định các loại kênh giá.

♣ Kênh giá tăng (Up Price Channel)

Xuất hiện trong một xu hướng tăng, bao gồm 2 đường xu hướng cùng dốc lên, trong đó đường phía dưới được xác định trước và cũng chính là đường trendline của xu hướng tăng đó. Đường phía trên được xác định bằng cách vẽ một đường thẳng song song với đường trendline dưới và đi qua đỉnh gần nhất (hay đỉnh đầu tiên) của xu hướng.

Hầu hết các mức giá của xu hướng tăng đều nằm gọn trong 2 đường thẳng của kênh giá tăng. Kênh giá này bị phá vỡ khi giá giảm mạnh, vượt ra khỏi đường trendline dưới, đảo chiều giảm hoặc giá tăng mạnh, vượt ra khỏi đường trendline trên, hình thành một xu hướng tăng mới với kênh giá tăng mới hoặc cũng có thể bắt đầu một xu hướng đi ngang.

Kênh giá tăng bị phá vỡ và xu hướng sideway được hình thành.

Kênh giá tăng bị phá vỡ và giá đảo chiều giảm.

♣ Kênh giá giảm (Down Price Channel)

Xuất hiện trong một xu hướng giảm, bao gồm 2 đường xu hướng cùng dốc xuống, trong đó đường phía trên được xác định trước và cũng chính là đường trendline của xu hướng giảm đó. Đường phía dưới được xác định bằng cách vẽ một đường thẳng song song với đường trendline trên và đi qua đáy gần nhất (hay đáy đầu tiên) của xu hướng.

Tương tự như kênh giá tăng, với kênh giá giảm, hầu hết các mức giá của xu hướng giảm đều nằm gọn trong 2 đường thẳng của kênh giá. Kênh giá này sẽ bị phá vỡ khi giá vượt ra khỏi 1 trong 2 đường trendline và đảo chiều đi lên hoặc hình thành một xu hướng đi ngang hay bắt đầu một xu hướng giảm mới với kênh giá giảm mới.

Kênh giá giảm bị phá vỡ, hình thành một xu hướng giảm mới với kênh giá giảm mới.

♣ Kênh giá đi ngang (Sideway Price Channel)

Kênh giá đi ngang được hình thành khi giá dao động tăng giảm không rõ ràng mà di chuyển trong một khoảng xác định với các đỉnh gần như bằng nhau, các đáy gần như bằng nhau. Cách vẽ kênh giá đi ngang giống với cách vẽ đường trendline đi ngang vì thị trường sideway được xác định bằng 2 đường xu hướng chứ không phải 1 đường như up trend hoặc down trend. Đường trendline trên được vẽ bằng cách nối các đỉnh với nhau và trendline dưới là đường thẳng nối các đáy với nhau sao cho 2 đường trendline này song song nhau.

Kênh giá đi ngang bị phá vỡ khi giá vượt ra khỏi 1 trong 2 đường trendline để hình thành một xu hướng giảm, tăng hoặc một sideway mới với kênh giá mới.

Kênh giá đi ngang bị phá vỡ, giá bắt đầu một xu hướng tăng.

Kênh giá đi ngang bị phá vỡ khi giá lao mạnh xuống vượt ra khỏi đường trendline dưới, sau đó tiếp tục di chuyển trong một phạm vi giá nhất định, tạo nên một sideway mới với kênh giá đi ngang mới.

♣ Một số lưu ý khi vẽ kênh giá

  • Đối với kênh giá tăng hoặc giảm, phải vẽ đường trendline của xu hướng tăng/giảm trước, tức là đường phía dưới (uptrend) hoặc đường phía trên (downtrend), sau đó mới vẽ đường còn lại. Đường trendline chính của xu hướng phải vẽ đúng theo nguyên tắc xác định trendline, đường còn lại chỉ cần thỏa 2 điều kiện: song song với đường đầu tiên và đi qua đỉnh/đáy gần nhất của xu hướng.
  • Không được ép kênh giá đi theo ý muốn của bản thân, điều này có thể làm sai lệch đi tính chất của đường xu hướng, từ đó dẫn đến giao dịch không hiệu quả.
  • Không nhất thiết tất cả các mức giá phải nằm gọn bên trong kênh giá, các mức giá nằm bên ngoài nhưng không phá vỡ được kênh giá chính là các phá vỡ giá (false breakout).

♦ Cách giao dịch hiệu quả với kênh giá

Hai đường trendline của kênh giá đóng vai trò như các mức cản, đường phía trên tạo thành ngưỡng kháng cự, trong khi đường phía dưới là một đường hỗ trợ. Chính vì thế, giao dịch với kênh giá cũng chính là giao dịch với ngưỡng kháng cự và hỗ trợ.

Có 2 cách giao dịch hiệu quả với kênh giá:

  • Giao dịch thuận xu hướng
  • Giao dịch phá vỡ

♣ Giao dịch thuận xu hướng

Giao dịch thuận xu hướng có nghĩa là trong một xu hướng tăng, nhà đầu tư chỉ nên chờ đợi giá chạm ngưỡng hỗ trợ để đặt lệnh Buy, không nên đặt lệnh Sell khi giá chạm ngưỡng kháng cự. Và ngược lại, trong một xu hướng giảm, chỉ nên chờ đợi giá chạm ngưỡng kháng cự để vào lệnh Sell, không nên đặt lệnh Buy khi giá chạm ngưỡng hỗ trợ.

Lý do để các bạn không nên giao dịch ngược chiều xu hướng vì trong một xu hướng tăng hoặc giảm cụ thể, các đợt retest ngược chiều của giá chỉ là những đợt sóng hồi nhỏ trước khi giá đi vào lại xu hướng chính, vì vậy, cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ những đợt hồi giá này là rất thấp và rủi ro cao.

Cách giao dịch như sau:

  • Đối với xu hướng tăng: vào lệnh khi giá chạm đường hỗ trợ (đường trendline dưới) từ lần thứ 3 trở đi vì một đường hỗ trợ/kháng cự mạnh khi có ít nhất 2 lần giá chạm vào các đường đó và quay đầu. Đặt stop-loss tại đáy gần nhất trước đó, khi giá tăng lên và chạm vào đường trendline trên thì đóng lệnh để chốt lời.

Ví dụ:

Giá 2 lần liên tiếp chạm đường trendline dưới và quay đầu (vị trí số 1, số 2), chứng tỏ đây là một mức hỗ trợ mạnh. Nhiệm vụ của các bạn lúc này là chờ đợi giá quay trở lại test đường trendline dưới một lần nữa thì vào lệnh Buy.

Vị trí số 3 là lúc giá chạm vào trendline dưới, vào lệnh khi cây nến giảm vừa kết thúc, đặt Stoploss phía dưới vị trí vào lệnh, trong tình huống này, các bạn có thể Stoploss tại mức giá thấp nhất và gần nhất trước đó (như hình trên). Mục tiêu lợi nhuận chính là lúc giá đi lên và chạm vào đường trendline trên. Trong trường hợp này, nếu các bạn không muốn mạo hiểm và chờ đợi sự xác nhận của cây nến tăng ngay sau khi giá chạm đường trendline dưới thì lợi nhuận thu được là rất thấp vì cây nến xác nhận có thân nến khá dài.

  • Đối với xu hướng giảm: vào lệnh khi giá chạm vào đường trendline trên từ lần thứ 3 trở đi. Stoploss tại đỉnh gần nhất trước đó và đóng lệnh chốt lời khi giá đi xuống chạm đường trendline dưới.

Ví dụ:

Đường trendline trên ở trường hợp này đóng vai trò như một mức kháng cự mạnh vì trước đó giá đã ít nhất 2 lần chạm vào đường này và quay đầu. Khi giá chạm vào đường trendline trên một lần nữa là tín hiệu để các bạn vào lệnh Sell.

Trong tình huống này, các bạn có thể vào lệnh khi giá vừa chạm vào đường kháng cự hoặc chờ đợi thêm sự xuất hiện của một cây nến xác nhận (là cây nến giảm) và vào lệnh khi cây nến xác nhận kết thúc. Ở đây, phần lợi nhuận chênh lệch sẽ không nhiều do thân nến xác nhận ngắn, khác với trường hợp ở ví dụ trên.

Đặt stop-loss tại đỉnh gần nhất trước đó và mục tiêu lợi nhuận là tại điểm giá chạm vào đường trendline dưới.

  • Đối với xu hướng đi ngang: Cách giao dịch với kênh giá đi ngang tương tự với cách giao dịch trendline trong xu hướng đi ngang. 

♣ Giao dịch phá vỡ

Đến một thời điểm nào đó, các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ sẽ không còn phát huy tác dụng của nó, kênh giá sẽ bị phá vỡ, giá sẽ thoát ra khỏi phạm vi 2 đường trendline và bắt đầu một xu hướng mới. 

Ở bài viết này, sẽ hướng dẫn các bạn giao dịch với tín hiệu phá vỡ kênh giá kết hợp với xu hướng của khung thời gian lớn hơn.

Nếu trên khung thời gian lớn, giá di chuyển theo một xu hướng tăng hoặc giảm nhất định thì những đợt sóng trên khung thời gian lớn đó sẽ tạo thành một xu hướng trên khung thời gian nhỏ hơn.

Ví dụ: trên khung thời gian H4, giá đang trong một xu hướng tăng. Trong xu hướng tăng đó sẽ có những đợt sóng giảm. Mỗi đợt sóng giảm sẽ hình thành một xu hướng giảm trên khung thời gian nhỏ hơn như H1, M30 hoặc M15.

Cách giao dịch như sau:

  • Xác định xu hướng chung trên khung thời gian lớn.
  • Nếu là xu hướng tăng thì ở khung thời gian nhỏ, chỉ giao dịch với tín hiệu phá vỡ kênh giá giảm (vào lệnh Buy) vì chúng ta đang kỳ vọng giá sẽ đảo chiều tăng và đi đúng lại xu hướng chung trên khung thời gian lớn. Ngược lại với một xu hướng giảm trên khung thời gian lớn, các bạn chỉ nên giao dịch với tín hiệu phá vỡ kênh giá tăng (vào lệnh Sell) để kỳ vọng giá đảo chiều và đi đúng lại xu hướng chung trên khung thời gian lớn. Cách giao dịch này vừa thỏa mãn thuận chiều xu hướng trên khung thời gian lớn vừa nắm bắt cơ hội lợi nhuận tiềm năng khi giá phá vỡ các ngưỡng giá quan trọng trên khung thời gian nhỏ.

Ví dụ:

Hình trên là đồ thị giá của XAUUSD trên khung thời gian H1. Giá đang trong một xu hướng tăng, lúc này, các bạn vẽ kênh giá cho xu hướng tăng đó. Đường trendline dưới là một ngưỡng hỗ trợ mạnh khi giá nhiều lần chạm ngưỡng và quay đầu. Hiện tại, giá đang giảm xuống và có xu hướng chạm vào đường trendline dưới, tuy nhiên, xu hướng tăng này đã duy trì một thời gian khá dài, liệu rằng mức cản tại đường hỗ trợ có còn mạnh để tiếp tục đẩy giá đi lên hay kênh giá bị phá vỡ và bắt đầu một xu hướng mới.

Trong trường hợp này, các bạn chú ý vào độ dốc của kênh giá, kênh giá tăng này có độ dốc khá lớn, chứng tỏ khả năng phá vỡ kênh giá cao hơn so với độ dốc thấp, chính vì thế, trong trường hợp này, chúng ta nên nghiêng về xu hướng kênh giá sẽ bị phá vỡ.

Để chắc chắn hơn với nhận định này, các bạn sẽ quan sát hành vi của giá trên khung thời gian lớn hơn.

Khi quan sát hành vi của giá trên khung thời gian H4, lúc này, giá đang trong một xu hướng chung là giảm, xu hướng tăng ở khung thời gian H1 chính là một đợt sóng tăng của xu hướng giảm trên khung thời gian H4. Đường trendline trên của kênh giá giảm lúc này cũng là một ngưỡng kháng cự mạnh, các bạn hoàn toàn có thể kỳ vọng giá sẽ quay đầu khi chạm vào đường trendline này. Tín hiệu quay đầu khi gặp ngưỡng kháng cự trên H4 là một sự xác nhận cho độ tin cậy của tín hiệu phá vỡ và đảo chiều trên H1.

Lúc này, quay trở lại khung H1, nhiệm vụ của các bạn là chờ đợi khi giá phá vỡ đường trendline dưới thì vào lệnh bán. Đặt Stoploss tại đỉnh gần nhất của xu hướng tăng như hình dưới:

Nếu trong trường hợp này, các bạn chờ đợi một đợt pullback của giá về lại ngưỡng hỗ trợ mới vào lệnh thì đã bỏ lỡ cơ hội có được lợi nhuận lớn khi giá không pullback mà phóng mạnh luôn xuống bên dưới.

Kết quả trên khung thời gian H4:

Trên đây là những cách giao dịch với kênh giá hiệu quả nhất.

Tài liệu đươc Sư tầm – Tổng hợp và biên tập: Thúy Hiền ( Team Công Tuyền Darvas)