Các nguyên tắc quản lý rủi ro trong giao dịch chứng khoán bạn cần phải biết

Các nguyên tắc quản lý rủi ro trong giao dịch chứng khoán bạn cần phải biết

Quản lý rủi ro trong thị trường chứng khoán là rất quan trọng, rủi ro trên thị trường chứng khoán là rủi ro thua lỗ mất một phần hoặc toàn bộ số vốn đầu tư khi nhà đầu tư thực hiện công việc đầu tư hoặc giao dịch chứng khoán, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những rủi ro này, bao gồm các yếu tố chủ quan như thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm, không có phương pháp quản lý rủi ro phù hợp hoặc bất kỳ một lý do nào.

Nên công việc của chúng ta là phải cần quản lý rủi ro.

 

Vì sao cần quản lý rủi ro trong giao dịch chứng khoán?

Rủi ro dẫn đến khả năng mất một phần hay toàn bộ vốn của một nhà đầu tư khi thực hiện công việc đầu tư, do đó quản trị rủi ro giúp nhà đầu tư xác định được rủi ro trước khi tiến hành giao dịch.

Công việc này có thể giúp bạn có thể nắm được cụ thể mức thua lỗ trong từng trường hợp đầu tư sẽ ra sao, tối thiểu và tối đa thế nào để quyết định quy mô đầu tư, thời điểm đầu tư, thời điểm kết thúc việc đầu tư.

Không quản lý rủi ro trong Trading, bạn sẽ chết.

Quản lý rủi ro mang ý nghĩa rộng lớn vì nó không chỉ đề cập về vấn đề vốn mà còn là những vấn đề khác mà trader phải đối mặt với các rủi ro khác như hệ thống máy tính dùng để giao dịch, đường truyền internet…, tất cả mọi thứ đó được gọi là rủi ro.

 

Vậy để hạn chế rủi ro bạn cần làm gì?

♣ Giao dịch luôn cài đặt stoploss

Mỗi Trade sẽ có khoảng cách Stoploss khác nhau, biến động càng lớn thì Stoploss càng rộng, cách này chắc nhiều anh em cũng biết rồi, điểm Stoploss là công cụ quan trọng nhất trong quản trị rủi ro vì nó giúp bạn giới hạn số lỗ bạn giao dịch khi tham gia thị trường.

Stoploss là một quy tắc cơ bản khác khi tham giao giao dịch trên thị trường, thử tưởng tượng bạn giao dịch với tỉ lệ lời/lỗ là 1:2 hay 1:3, nghĩa là khi vào lệnh bạn đã có khả năng lỗ gấp 2 hay 3 lần so với khả năng bạn kiếm lợi nhuận, bạn sẽ có cơ hội kiếm lời hơn.

♣ Rủi ro mỗi lệnh giao dịch vừa phải

Với cơ bản trước mỗi lệnh, các bạn cần nên xác định Điểm vào- Điểm Stoploss và tính ra Khối lượng lệnh sao cho nếu thua lỗ, thông thường nên chỉ mất 2% số dư tài khoản lúc đó, con số thông dụng được nhiều Trader sử dụng là mức 2%, tức là mỗi giao dịch không nên rủi ro quá 2% tài khoản của mình.

Tuy nhiên là mỗi Trader lại chọn cho mình 1 con số riêng, phù hợp với khả năng chịu rủi ro của bản thân, nhưng tổng thua lỗ trong ngày giao dịch chứng khoán trên tỷ lệ vốn tối đa được phép thua lỗ của Trader trong một ngày giao dịch không nên quá số % rủi ro mà mình có thể chịu đựng được.

% rủi ro là sức chịu đựng tùy thuộc mỗi người.

Số lệnh lỗ liên tiếp phải tạm ngưng giao dịch chứng khoán, nếu bạn là nhà giao dịch trong ngày, thì chỉ nên thua liên tiếp 3 lệnh thì ngưng, bởi vì tránh tâm lý giao dịch trả thù, dẫn đến phá vỡ kế hoạch giao dịch, và thị trường có thể đang trong giai đoạn hỗn loạn hoặc không phù hợp với phong cách giao dịch quen thuộc của chúng ta, vì vậy việc ngưng lại 1 thời gian giúp chúng ta vượt qua giai đoạn đó, qua đó giúp thư giãn đầu óc sẽ giúp nâng cao hiệu quả trading hơn sau đó.

Nếu như bạn vẫn tiếp tục thua lỗ cho ngày hôm sau, và số ngày lỗ chấm dứt tuần giao dịch là 2-3 ngày liên tiếp là lỗ thì ngưng giao dịch hết tuần là điều tốt nhất.

Mục đích nhằm ổn định tâm lý và tránh giai đoạn thị trường khó lường, tổng thua lỗ trên tài khoản để tạm chấm dứt giao dịch thật, ví dụ mất hết một nửa tài khoản, nếu chạm mốc này thì Trader ngưng giao dịch và chuyển sang đánh giá lại hệ thống giao dịch của mình hoặc chuyển sang giao dịch tài khoản với phương pháp giao dịch khác.

Có nên thêm lệnh khi đang thắng?

Một lời khuyên là không nên vào Full lệnh ở ngay lệnh đầu tiên, mà nên sẽ chia nhỏ ra.

Chiến lược vào lệnh phổ biến của các Trader hiện nay là vào lệnh khi Breakout và đu theo xu hướng, khi 1 phá vỡ giả xảy ra, tức là giá quay đầu ngay lập tức sau khi breakout, thường bạn chỉ nên có 1 lệnh rất nhỏ, và khoản lỗ sẽ chỉ thấp hơn 2% tài khoản của mình.

Có thể bắt được các Trade thắng đậm và bảo vệ lệnh: Thủ thuật này sẽ đi kèm việc dời Stoploss mỗi khi vào lệnh mới, do đó khi đã chạm 2% rủi ro thì lệnh đầu tiên đã khoá 1 phần lợi nhuận rồi. Nếu bắt được 1 con sóng dài thì lợi nhuận cộng gộp lại sẽ rất lớn, làm gia tăng tài khoản nhanh chóng trong khi rủi ro thì vẫn là 2%, quá tuyệt vời đúng không nào.

 

Khi thua lỗ liên tiếp nên giảm khối lượng lại

Khi gặp 1 chuỗi thua lỗ, điều quan trọng không phải là làm cách nào để hồi phục tài khoản, mà làm sao để giới hạn thua lỗ lại, giống như bịt cái lỗ bị lủng của thùng nước trước rồi mới tính chuyện bỏ thêm nước vào thùng vậy.

Nếu tài khoản giảm 20%, sẽ trade như khi tài khoản giảm 40%, tức là nếu tài khoản 5000 USD mà giảm còn 4000 USD, thì ta chỉ trade như tài khoản còn 3000 USD, khi đó chỉ được phép vào 1 lệnh rủi ro khoảng 2% của 3000 USD thôi, đừng quá nôn nóng việc gỡ gạc lại.

Khi thua lỗ liên tiếp bạn nên biết cách dừng lại.

Đây là một phương pháp ít được đề cập trong các sách dạy về giao dịch chứng khoán nhưng là điều quan trọng nhất mà các bạn cần nắm khi tham gia vào thị trường chứng khoán.

Khi bạn cảm thấy thị trường có tính bất ổn cao, do các yếu tố địa chính trị, do yếu tố kinh tế hoặc chỉ là bạn cảm thấy phương pháp giao dịch mình đang sử dụng gặp vấn đề thì hãy tạm ngưng giao dịch một thời gian.

Việc rút lui này không phải là sự thất bại, chỉ tạm thời là tạm dừng mà thôi, khi bạn rút lui bạn sẽ cảm thấy mình giải quyết được vấn đề về mặt cảm xúc, không bị thị trường làm ảnh hưởng. Bạn có thể có thêm thời gian nghiên cứu, chờ đợi thời điểm phù hợp và thị trường ổn định lại tiếp tục nhảy vào.

Điều đặc biệt quan trọng là khi tham gia đầu tư hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán thì yếu tố hàng đầu mà Trader cần quan tâm đó là đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của mình, hãy nghĩ đến việc giữ tiền trước khi kiếm tiền.

Nguồn: Sưu tầm và biên tập lại