Candlestick toàn tập (Phần 1): I. Giới thiệu về Candlestick – Candlestick Kết hợp

Candlestick toàn tập (Phần 1): I. Giới thiệu về Candlestick –  Candlestick Kết hợp

Nguồn gốc Candlestick (Nến)

  • Candlestick (Nến) là một sáng tạo của người Nhật trên thị trường hàng hóa cách đây hơn 200 năm.
  • Người Nhật đã sử dụng Candlestick như một công cụ độc lập. Candlestick sau đó đã phát triển thành một kĩ thuật hiện đại được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
  • Candlestick có thể được kết hợp với các công cụ kỹ thuật khác để tạo ra một hệ thống phối hợp mang tính dự đoán cao.
  • Sự phối hợp các Candlestick có thể đưa ra một chu kỳ thông nhất; Ngòai ra, các Candlestick có thể chỉ ra một biến động giá.
  • Ngày nay có nhiều biến thể của kỹ thuật Candlestick như Prostick, HeikinAshi …. Nhưng chưa được dùng và phổ biến rộng rãi như Candlestick.

 

Cơ bản về Candlestick Cấu trúc – Kết hợp

Dữ liệu dùng cho Candlestick phải đáp ứng điều kiện:

  1.  Thời gian: Có điểm khởi đầu và kết thúc của khung thời gian giao dịch.
    + Các khung thời gian là M1 – 1 phút, M5 – 5 phút, M15 – 15 phút, M30 – 30phút, M60 hay H1 – 1 giờ, H4 hay M240 – một buổi của ngày, D1 hay M1440 – 1 ngày (24h), W1 – 1 tuần và Mn – 1 tháng. Trong đó:
    + Khung thời gian từ M1->M240 gọi là Intraday – trong ngày, D1 gọi là Daily – khung ngắn hạn, W1 gọi là Weekly – khung trung hạn và Mn là Monthly – khung dài dạn.
  2.  Có giá mở cửa bắt đầu khung thời gian giao dịch (O – Open).
  3.  Trong khung thời gian giao dịch phải xác định được giá cao nhất (H – High).
  4. Trong khung thời gian giao dịch phải xác định được giá thấp nhất (L – Low).
  5.  Có giá đóng cửa của khung thời gian xảy ra giao dịch (C – Close).
    Nhược điểm của Candlestick là không chú trọng vào khối lượng giao dịch (V-Volume), về sau người ta bổ sung thêm Candlestick Volume với chiều rộng thân chứa đựng giá trị của Volume, tuy vậy rất ít nhà phân tích sử dụng.

 

Mô hình nến dạng cơ bản

Biểu đồ Nến là một cách hiệu quả để hình dung biến động giá. Có hai dạng nến cơ bản:

  • Bullish Candle – Nến Tăng: Khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa (thường là màu xanh lá cây hoặc màu trắng)
  • Bearish Candle – Nến Giảm: Khi giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa (thường là màu đỏ hoặc đen)
Mô hình Nến cơ bản

Mô hình Nến cơ bản

Có ba thành phần chính:

Upper Shadow – Bóng Nến Trên: đường thẳng đứng giữa giá cao nhất trong ngày và đóng cửa (nến tăng) hoặc mở (nến giảm)

Real Body – Thân Nến: Sự khác biệt giữa mở và đóng, phần màu của nến

SLower Shadow – Bóng Nến Dưới: đường thẳng đứng giữa giá thấp nhất trong ngày và mở cửa (nến tăng) hoặc đóng cửa (nến giảm)

 

Candlestick Thân dài – Candlestick Thân ngắn:

  • Candlestick thân dài chỉ dao động giá mạnh.
  • Ngược lại các Candlestick ngắn hơn chỉ sự biến động giá ít hơn và mô tả sự do dự giữa tăng giá (bullish) và giảm giá (bearsish).
  • Candlestick có thân ngắn bóng ngắn sẽ được gọi thân mật là chú lùn (Dwarf baby).
  • Các Candlestick màu trắng cho thấy lực mua vào mạnh. Giá tăng liên tục từ lức mở cho đến lúc đóng phiên giao dịch. Nó cho thấy bên mua đang chiếm ưu thế.
  • Các Candlestick màu đen cho thấy lực bán ra mạnh. Giá giảm liên tục từ lúc mở cho đến lúc đóng phiên giao dịch. Nó cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế.
    Hiện nay chúng ta thường dùng màu xanh (bull) và màu đỏ (bear)
Candlestick Thân dài - Candlestick Thân ngắn

Candlestick Thân dài – Candlestick Thân ngắn

Candlestick Bóng (Râu) dài – Bóng ngắn

  • Khái niệm về Gap (khoảng hở)
  • Gap: Khoảng trống giữa giá đóng cửa của Candle trước và giá mở cửa của Candle phía sau liền kề.
  • Trên thị trường vàng & tiền tệ Gap thường xảy ra với đồ thị ngắn hạn, ít xảy ra trên đồ thị dài hạn trừ các giao dịch điều chỉnh trong hệ thống các ngân hàng ngày chủ nhật.
  • GapUp: Giá mở cửa của Candle sau lớn hơn giá đóng cửa của Candle đướng trước đó. Giá tăng mạnh khi mở cửa phiên giao dịch.
  • GapDown: Giá mở cửa của Candle sau nhỏ hơn giá đóng cửa của Candle đứng trước đó. Giá giảm mạnh khi mở cửa phiên giao dịch.
Bóng dài

Bóng dài

Marubozu

  • Marubozunghĩa là không có bóng: Giá thấp và giá cao trùng với giá mở và giá đóng cửa.
  • Marubozu tăng giá hình thànhh khi giá Open bằng giá Low và giá Close bằng giá High. Điều này cho thấy bên mua điều khiển phiên giao dịch từ đầu đến cuối. Nó thường trở thành phần đầu tiên của một thời kỳ tăng giá kéo dài hoặc một mẫu chuyển sang hướng tăng giá.
  • Marubozu giảm giá hình thànhh khi giá Open bằng giá High và giá Close bằng giá Low. Điều này cho thấy phe bán điều khiển phiên giao dịch từ đầu đến cuối. Nó thường trở thành phần đầu tiên của một thời kỳ giảm giá kéo dài hoặc một mẫu chuyển sang hướng giảm giá.
Marubozu

Marubozu

Spining top – Con vụ (Đỉnh xoay)

  • Candlestick có bóng trên dài, bóng dưới dài và thân nhỏ được gọi là Đỉnh xoay (hoặc Con Vụ ). Màu của thân không quan trọng lắm. Mẫu này chỉ sự giằng co giữa hai xu hướng tăng giá và giảm giá.
  • Candlestick có thân nhỏ chỉ chênh lệch thấp giữa giá open và close, bóng của Candle nói lên bên mua và bên bán giằng co suốt thời gian cấu thành Candlestick.
  • Giá biến đổi đáng kể cao hơn và thấp hơn trong kỳ giao dịch quanh giá mở cửa. Cả bên bán cũng như bên mua không thể giành được quyền kiểm sóat cao hơn và kết quả là tạo nên 1 Spining top khi đóng cửa.
  • Thường thì sau một Candlestick trắng dài hoặc một đợt tăng giá dài, Candlestick Con Vụ chỉ sự yếu đi của lực mua vào và một thay đổi tiềm năng hoặc một sự gián đọan trong xu hướng.
    Thường thì sau một Candlestick đen dài hoặc một đợt giảm giá dài, Candlestick Con Vụ chỉ sự yếu đi của lực bán ra và một thay đổi tiềm năng hoặc một sự gián đọan trong xu hướng.
Spining top - Con vụ (Đỉnh xoay)

Spining top – Con vụ (Đỉnh xoay)

Doji: Open = Close

Doji thể hiện sự giằng co hoặc cạnh tranh giữa bên bán và bên mua. Giá biến đổi xung quanh mức giá mở cửa (O-Open) trong suốt kỳ giao dịch, nhưng đóng cửa (C-Close) tại hoặc gần open. Kết quả là sự”đình chiến”. Cả bên mua và bên bán đều không giành được quyền kiểm soát.

  • Tầm quan trọng của Doji phụ thuộc vào giá và những biến đổi gần đó và hoặc các Candlestick trước đó.
  •  Một Doji hình thành giữa các Candlestick khác với thân nhỏ (như Con Vụ) sẽ không được coi là quan trọng nhưng một khi Doji hình thành giữa các Candlestick với thân dài sẽ được cho rằng có ý nghĩa.
  • Có 04 kiểu Doji đặc biệt (xem hình) Long Leggged – Doji Thập giá nếu có bóng ngắn thì sẽ được gọi là Doji Star – Doji Ngôi sao, Dragonfly Doji – Doji Chuồn chuồn, Gravestone Doji – Doji Bia mộ và Four Price Doji – Doji Bốn giá. Chiều dài của bóng trên và dưới có thể biến đổi và giá đỡ trông như thánh giá, thánh giá đảo ngược hoặc dấu trừ. Từ”Doji” ám chỉ dạng số ít hoặc số nhiều.
Doji: Open = Close

Doji: Open = Close

Candlestick kết hợp

Mô hình Candles được tạo thành từ nhiều Candle liên tục, và có thể được gộp chung thành 1 Candle lớn hơn. Candle gộp sẽ thể hiện 1 cách đơn giản hơn so vớii mô hình Candles, dựa trên nguyên tắc:

  • Giá Open là giá Open của Candle đầu
  • Giá Close là giá Close của Candle cuối
  • Giá High và giá Low là Giá High và Low của mô hình.
Blending Candles

Blending Candles

Mô hình Candles được tạo thành từ nhiều Candle liên tục, và có thể được gộp chung thành 1 Candle lớn hơn. Candle gộp sẽ thể hiện 1 cách đơn giản hơn so với mô hình Candles, dựa trên nguyên tắc:

  • Giá mở là giá mở của Candle đầu
  • Giá đóng là giá đóng của Candle cuối
  • Giá High và giá Low là Giá cao nhất và thấp nhất của mô hình.
Candlestick kết hợp

Candlestick kết hợp

Mô hình Candle được tạo thành từ nhiều Candle liên tục, và có thể được gộp chung thành 1 Candle lớn hơn. Candle gộp sẽ thể hiện 1 cách đơn giản hơn so vớii mô hình Candle, dựa trên nguyên tắc:

  • Giá mở là giá mở của Candle đầu
  • Giá đóng là giá đóng của Candle cuối
  • Giá High và giá Low là Giá cao nhất và thấp nhất của mô hình.
Blending Candles

Blending Candles

Biên tập: Team Công Tuyền Darvas