Các mô hình giá trong PTKT (Phần 2-Tiếp theo): Mô hình nêm (Wedge) tăng và giảm

Các mô hình giá trong PTKT (Phần 2-Tiếp theo): Mô hình nêm (Wedge) tăng và giảm

Mô hình nêm (Wedge) tăng và giảm là dạng mô hình đảo chiều đáng tin cậy. Sau đây sẽ phân tích chi tiết các mẫu hình này

1. Mô hình nêm là gì?

Mô hình nêm là dạng mô hình được xác định bởi 2 đường xu hướng đều hướng cùng về 1 phía, tạo ra hình dáng giống như một cái nêm.

2. Cấu tạo của mô hình cái nêm

Vì mô hình nêm khi hình thành sẽ là giai đoạn tích tụ của giá bị co cụm lại bởi 2 đường xu hướng. Cho nên mấu chốt hình thành 1 cái nêm chính là 2 đường xu hướng, với đường nằm trên được xem như là đường kháng cự và đường nằm dưới được xem là đường hỗ trợ, chúng có xu hướng dốc lên hoặc dốc xuống.

Và độ dốc của 1 cái nêm được xem là mấu chốt quan trọng nhất của mô hình này để phân biệt với các dạng mô hình khác. Không kể, việc dốc lên dốc xuống kết hợp với xu hướng diễn ra trước đó sẽ ảnh hưởng tới việc khẳng định nêm đó được đóng vai Tấm hiền lành thuỳ mị nết na luôn cam chịu, chung thuỷ với xu hướng trước đó, hay là vai Cám luôn tìm cách lật nhanh như trở bàn tay, trở thành 1 dạng mô hình đảo chiều.

Từ đây cũng sẽ chia ra làm 2 dạng gồm: nêm tăng với 2 đường xu hướng hướng lên trên.

Ngược lại, nêm giảm gồm 2 đường xu hướng hướng xuống phía dưới.

Và cũng từ đây sẽ hình thành 2 lối giao dịch là giao dịch nêm theo dạng tiếp diễn và giao dịch với mô hình nêm theo dạng đảo chiều.

Như vậy cấu tạo của mô hình nêm sẽ gồm 2 đường xu hướng cùng 1 vùng giá nằm trong 2 đường xu hướng này. Tuy nhiên, nếu phần bị nhốt ở mô hình chữ nhật sẽ là vùng giá ngang với việc giá sẽ đập lên đập xuống 2 đường xu hướng này tạo thành 2 đường song song, thì với mô hình nêm giá sẽ đi trong đây theo dạng sóng, nghĩa là tạo ra các đỉnh các đáy thấp dần hoặc cao dần tuỳ vào từng loại mô hình.

3. Điều gì khiến mô hình cái nêm được hình thành?

Mô hình nêm là dạng mô hình nén nên quá trình hình thành nêm cũng chính là quá trình tích luỹ trước khi phát nổ, nhưng nếu so với mô hình chữ nhật thì quá trình này sẽ có phần trúc trắc trục trặc, lên lên xuống xuống để tạo các đỉnh các đáy theo hướng thấp dần hoặc tăng dần chứ không phải là những dạng đỉnh đáy ngang ngang như mô hình chữ nhật.

4. Diễn biến tâm lý mô hình cái nêm tăng

Mô hình cái nêm tăng về cơ bản giá khi phá vỡ cạnh nêm sẽ đều là xu hướng giảm, điều này cho thấy mặc dù được cấu tạo bởi 2 đường kháng cự và hỗ trợ dốc lên trên, nhưng do giá dần co cụm về cuối của cạnh nêm nên các đỉnh tạo ra trong mô hình nêm tăng đều theo dạng đỉnh thấp hơn đồng nghĩa phe mua thực sự đã yếu thế không đủ nhiệt để đẩy giá lên nhằm tạo ra đỉnh cao hơn và đáy cao hơn.

Ngược lại, nếu xu hướng trước đó và xu hướng giảm thì với việc vẫn tiếp tục tạo ra đỉnh thấp hơn cho thấy phe mua thực sự đã bị phe bán áp đảo, giai đoạn nêm được hình thành sẽ là giai đoạn củng cố để đà giảm tiếp tục được hình thành.

Như vậy ở đây sẽ có 1 điểm khá thú vị ở chỗ này chính là, mặc dù giá khi phá vỡ nêm tăng đều hình thành nên xu hướng giảm nhưng với mô hình đảo chiều đà giảm sẽ yếu và không mạnh mẽ bằng đà giảm trong mô hình nêm tăng giá theo dạng tiếp diễn. tôi sẽ lấy ví dụ kỹ hơn trong phần hướng dẫn giao dịch các bạn nhé.

5. Diễn biến tâm lý mô hình cái nêm giảm

Tương tự như nêm tăng, với nêm giảm sẽ được cấu tạo bởi 2 đường xu hướng dốc xuống phía dưới.

Thay vì giá có thể tiếp diễn theo xu hướng ban đầu thì giá bị nhốt bởi 2 đường này cho thấy các nhà đầu tư có vẻ đã mệt: 1 là đang cảm thấy phân vân, 2 là đứng ngoài quan sát và khi đường sóng hay xoắn ốc tạo ra trong nêm càng ngày càng thu hẹp dần, cũng là lúc mà đáy liên tiếp được tạo ra theo dạng đáy cao hơn.

Và lúc này phe mua chỉ cần tìm cách phá cạnh nêm , bao nhiêu ấm ức xưa nay bị dồn ứ lại được giải phóng thì giá sẽ bùng nổ và go to the moon.

Với mô hình nêm giảm thì dạng mô hình theo hướng tiếp diễn đà tăng của xu hướng trước đó sẽ thường đi xa và mạnh hơn so với dạng nêm giảm theo hướng mô hình đảo chiều.

6. Thế nào là 1 mô hình cái nêm chuẩn chỉnh?

Mô hình cái nêm chuẩn chỉnh cần:

  • Xác nhận được xu hướng
  • Khi giá chạm lên các đường xu hướng này càng nhiều lần nhưng không phá vỡ, càng chứng tỏ đường xu hướng rất mạnh và cứng. Nên khi giá có thể phá vỡ qua khỏi đường xu hướng để giảm xuống thì giá sẽ đi một đoạn rất xa.

Và cho dù ở dạng nào đi chăng nữa khi các bạn nối 2 đường xu hướng này lại với nhau thì những đỉnh đáy được tạo ra ở xung quanh mô hình nêm này vẫn phải theo công thức:

  • Mô hình nêm tăng: sẽ tạo ra các đỉnh cao hơn và các đáy cao hơn.
  • Với dạng mô hình nêm giảm thì sẽ luôn tạo ra các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn.

Thời gian hình thành mô hình tối thiểu trong vòng 3 tuần và thường kéo dài không quá 4 hoặc 5 tháng.

Như vậy, mấu chốt để tạo ra được một mô hình nêm chuẩn chỉnh đó là: một là các đỉnh và đáy va chạm vào 2 cạnh nêm càng nhiều lần càng tốt, hai là các đường này phải cùng hướng lên hoặc cùng hướng xuống thì đấy mới được xem là mô hình nêm.

Tuy nhiên, nếu như bạn giao dịch theo lối lướt sóng thì bạn không nhất thiết cần phải tuân thủ đúng quy tắc này mà chỉ cần giá chạm ít nhất là 3 điểm cho 2 cạnh nêm là bạn cũng có thể giao dịch.

Nhưng các bạn lưu ý: giá càng chạm ít thì mức độ phá vỡ hoặc mức độ mô hình bị fake sẽ càng cao. Cho nên nếu như các bạn cảm thấy lệnh giao dịch đã có lời, thì nên suy nghĩ cân nhắc chốt hoặc là cần phải kết hợp với nhiều yếu tố khác để tránh rủi ro nhiều hơn các bạn nhé.

7. Hướng dẫn giao dịch với mô hình cái nêm

Bước 1: Bắt buộc phải xác định xu hướng bất kỳ trong trường hợp nào cũng thế.

Bước 2: Xem xét đấy có phải là một mô hình nêm không thì các bạn có thể coi kĩ phần trước để tránh nhầm lẫn.

Bước 3: Phải chờ nến đóng cửa phá vỡ và nằm dưới cạnh nêm thì lúc đấy mới có thể xác định được đây là mô hình nêm.

Cách chốt lời:  Có 2 cách

  • Cách 1:  Là với dạng mô hình nêm chuẩn chỉnh cân xứng sẽ chốt lời bằng cách đo khoảng cách từ điểm đầu các bạn vẽ của đường xu hướng phía trên và điểm đầu của cạnh đường xu hướng phía dưới.
  • Cách 2: Với dạng mô hình nêm không đi theo hàng lối gì hết thì đỉnh cao nhất và phần đáy cao nhất ở trong cái nêm này nó rất là lệch lạc và nó có thể cách xa nhau một đoạn. Vì chúng không đối xứng nhau, khi bạn đo khoảng cách như thế này nó không chính xác. Cho nên sẽ không thể dùng cách như trên, có thể áng khoảng bằng đỉnh đầu hoặc đỉnh cuối mà khi giá phá vỡ trong từng loại nêm một để tính chốt lời.

Cắt lỗ: 

  • Với mô hình nêm tăng sẽ đặt cắt lỗ tại đỉnh phía trên của cạnh nêm trên.
  • Với nêm giảm sẽ đặt cắt lỗ tại đáy của cạnh nêm dưới cách một vài pips.

7.1. Hướng dẫn giao dịch mô hình nêm tăng

 7.1.1. Nêm Tăng trong xu hướng tăng

Ví dụ 1: Nêm Tăng trong xu hướng tăng của DXY trên khung D1.

Nếu Nêm Tăng hình thành sau một xu hướng tăng thì đó thường là mô hình đảo chiều của giá từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm.

7.1.2. Nêm Tăng trong xu hướng giảm

Ví dụ 2: Nêm Tăng trong xu hướng giảm của GBP/USD trên khung Monthly.

Nếu Nêm Tăng hình thành sau một xu hướng giảm thì đó thường là mô hình báo hiệu sự tiếp diễn xu hướng giảm của giá.

7.2. Hướng dẫn giao dịch với mô hình nêm giảm

7.2.1. Nêm Giảm trong xu hướng giảm

Ví dụ 3: Nêm Giảm trong xu hướng giảm của DXY trên khung W1.

Nếu Nêm Giảm hình thành sau một xu hướng giảm thì đó thường là mô hình đảo chiều của giá từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng.

7.2.2. Nêm Giảm trong xu hướng tăng

Ví dụ 4: Nêm Giảm trong xu hướng lên

Nếu Nêm Giảm hình thành sau một xu hướng tăng thì đó thường là mô hình báo hiệu sự tiếp diễn xu hướng tăng của giá.

8. Một số thắc mắc về mô hình nêm tăng hoặc nêm giảm

1. Mô hình nêm là dạng mô hình tiếp diễn hay đảo chiều?

Nêm có thể là mô hình tiếp diễn hoặc mô hình đảo chiều.

2. Hai đường xu hướng trong  mô hình nêm sẽ phải luôn cùng hướng với nhau?

Đúng, lên thì cùng lên và xuống thì cùng xuống.

3. Mô hình nêm hay xuất hiện ở đâu?

Lúc thị trường chuẩn bị có sự kiện đặc biệt như Non farm (bảng lương phi nông nghiệp), tin lãi suất, chủ tịch FED chuẩn bị phát biểu. Lúc đó, thường trader hay chờ giá break cạnh nào sẽ đánh theo cạnh đó. Tuy nhiên, giao dịch lúc tin ra rất rủi ro và nguy hiểm, khi bạn chưa thực sự có kinh nghiệm thì nên đứng ngoài hoặc nếu muốn chơi thì nên đánh nhỏ, đánh vui đừng đánh theo dạng đặt cược hoặc phang với khối lượng lớn bạn nhé.

Tài liệu đươc Sư tầm – Tổng hợp và biên tập: Thúy Hiền ( Team Công Tuyền Darvas)