Hỗ trợ và kháng cự là gì?

Hỗ trợ và kháng cự là gì?

Hỗ trợ và kháng cự là gì? Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự hiệu quả nhất

Điều đáng nói hầu hết Trader mới vào nghề chưa hiểu tầm quan trọng của phần này nên thường hay tìm hiểu qua loa đại khái.

Vì lẽ đó, dù đã giao dịch 1 thời gian trong forex nhưng vẫn chưa thể nào xác định đúng các mức kháng cự hỗ trợ, hay tìm kiếm được các vùng tiềm năng để giao dịch. Bài viết sau đây không chỉ giải thích kỹ lưỡng về kháng cự hỗ trợ mà còn giải đáp toàn bộ thắc mắc phía trên.

♦ Hỗ trợ và kháng cự là gì?

Hỗ trợ và kháng cự là các mức, vùng hoặc ngưỡng nằm ngang kết nối các đỉnh cao của giá hoặc các đáy thấp của giá.

Hỗ trợ và kháng cự sẽ được hình thành khi giá thị trường đảo ngược, đổi hướng nhằm tạo ra các đỉnh hoặc đáy tiếp theo.

Các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ có khả năng lặp lại nhiều lần từ quá khứ cho đến tương lai.

Vùng hỗ trợ và vùng kháng cự chính là vùng giao tranh lợi ích giữa 2 phe, giống như đang kéo co vậy, phe nào mạnh hơn thì phe đó thắng, nên đây chính là khu vực cho thấy mức độ tâm lý của những nhà giao dịch tham gia vào thị trường.

 

♦ Hỗ trợ khác kháng cự như thế nào?

Như vậy để đơn giản, hỗ trợ sẽ là các đáy và kháng cự sẽ là các đỉnh.

Vì giá cả biến động theo chuỗi đỉnh và đáy và hướng đi của chúng sẽ giúp Trader xác định xu thế thị trường.

Với 1 xu thế tăng sẽ tạo dựng ra các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự theo chiều hướng đi lên, trong khi đó với 1 xu thế giảm các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự sẽ tạo theo chiều hướng đi xuống.

Lưu ý: Nếu mức hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ thì hỗ trợ sẽ chuyển thành kháng cự, ngược lại kháng cự sẽ chuyển thành hỗ trợ.

Hỗ trợ vàng như ví dụ trên đã bị phá vỡ và lúc này hỗ trợ biến thành kháng cự, nên các bạn cũng có thể thấy, trong phiên giao dịch ngày hôm nay, vàng đang lên chạm đúng vào phần kháng cự và giá đang phản ứng giằng co tại khu vực này.

Mục đích sử dụng kháng cự và hỗ trợ là gì?

  • Là các mốc đánh dấu tâm lý giao dịch
  • Thoát hàng nhanh chóng
  • Thiết lập điểm vào lệnh
  • Thiết lập điểm dừng lỗ

 

♦ Điều gì đã hình thành nên các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự?

Tâm lý thị trường và thói quen tiếc nuối quá khứ sẽ là 2 yếu tố chính cấu thành nên ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Phần này các bạn có thể tham khảo cuốn sách “Phân Tích thị trường tài chính”   của John Murphy để hiểu thêm.

Về cơ bản, sẽ có 3 đối tượng chính tham gia thị trường gồm: người mua, người bán và những người đứng ngoài.

Giả sử vàng đang ở giá 1852, bạn trở thành 1 trong những trader mua vàng tại mức giá này.

Mặc dù bạn (có thể) không ở hiền nhưng đã gặp lành, vàng bay vèo 1 phát  lên 1890 USD/ounce. Như vậy, vàng đã tăng 380 pip, nếu mua 1 lot bạn đã thu về 3.800 USD.

Với vàng hiểu đơn giản nhất cứ 1 USD là 10 pip, các bạn có thể tham khảo bài viết sau để hiểu thêm:

Bạn sẽ vui sướng mang tài khoản đi khoe với toàn thiên hạ, chắc chắn nhiều người trầm trồ và tiếc rẻ vì sao mình lại không mua, hay rõ ràng đã định mua rồi mà lại không mua là sao, là sao?

Bản thân bạn (thành phần tham gia cuộc chơi hay phe mua) sau khi mua được vàng ở mức giá đẹp như vậy và vàng lại lên theo đúng dự tính, bạn có thể sẽ tiếc rẻ: sao mình lại có chơi 1 lot nhỉ, lẽ ra phải 10 lot mới đúng chứ?

Hoặc những thành phần đứng ngoài cuộc chơi gồm: có quan sát vàng và nghĩ rằng vàng sẽ lên già nhưng lại không hành động (giống như bạn) sẽ thầm tiếc rẻ, biết thế múc lấy ít thì giờ có phải ngon không? Hoặc các thành phần cảm thấy thở phào vì may quá đã không sell, không thì toang thật rồi bu nó ạ, hoặc, biết thế cứ buy cho xong, chờ sell để làm gì không biết được…

Thành phần cuối cùng: phe bán khi nhìn thấy vàng lên vun vút như vậy bắt đầu toát mồ hôi hột, vì đã đi ngược hướng đang tiếp tục khấn vàng giảm để tránh bị cháy tài khoản, hoặc bị quét cắt lỗ nên đang muốn chuyển hướng Buy vàng để gỡ gạc lại số tiền đã mất.

Tất cả những thành phần này có thể sẽ chờ giá giảm để vào vị thế mới, hoặc nhiều người không đủ kiên nhẫn thấy mua ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu tất cả đều đồng loạt tham gia thị trường khi giá rơi xuống gần mức hỗ trợ đó (ở đây là mở 1 vị thế buy) sẽ làm cho giá tăng lên.

Hành động giá rớt lại các vùng hỗ trợ sau đó Trader nhảy vào buy được xem như là hành động mua bổ sung.

Với ngưỡng kháng cự cũng tương tự, như vậy nếu càng có nhiều người tham gia khu vực này, hoặc mức này được thử rất nhiều lần sẽ càng làm cho các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trở nên có giá trị.

Ngoài vấn đề tâm lý, 1 điểm cần nói tới đó chính là giá cả được quyết định bởi cung và cầu.

Khi 1 vùng giá được hình thành, đó là sự đồng thuận giữa phe mua và phe bán, tức phe mua cho rằng 1852 USD/ounce là mức giá hợp lý để mua vào, và phe bán cũng thấy rằng 1852 USD/ounce là mức giá hợp lý để bán ra. Khi cả 2 cùng đồng thuận cho rằng giá 1852USD/ounce là đáy rồi sẽ ngăn cản không cho giá bị đẩy thấp xuống nữa, nên đã hình thành cái được gọi là hỗ trợ. Và từ mốc này có hàng trăm hàng nghìn người tham gia, sau khi ngưỡng 1852 được hình thành, sẽ đẩy giá tiếp tục lên cao hơn nữa như ở đây là 1890.

Tới lúc này, những người tham gia muộn sẽ tiếc nuối mức giá 1852 ở quá khứ và chờ giá quay lại để mua lại. Và nếu tại đây sự đồng thuận giữa người mua và người bán vẫn tiếp tục tin tưởng mức 1852 thực sự là 1 mức hợp lý thì giá từ đây có thể tiếp tục được đẩy lên cao hơn. Nhưng ngược lại, nếu phe mua lúc này cho rằng giá này quá cao, họ muốn giá thấp hơn, nên sẽ chờ giá giảm xuống dưới 1852 mới mua lại và lúc này đã khiến cho 1852 không còn là vùng hỗ trợ mà đã biến thành kháng cự.

♦ Cách  xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Như vậy, trước hết để xác định đúng kháng cự và hỗ trợ, các bạn cần phải nhớ 1 điều:

Xu hướng của một cặp tiền tệ trên thị trường ngoại hối được quyết định bởi cung và cầu. Bên cạnh đó, thị trường có quá nhiều sự ảnh hưởng  và đôi khi bị tung hoả mù để làm nhiễu nên giá thường dừng ở mức ngẫu nhiên. Hơn nữa rất nhiều người xem các mức giá cụ thể là điều quan trọng, nên chính ở những mức giá cụ thể này sẽ hình thành nên các đỉnh và đáy.

Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý, hỗ trợ và kháng cự được tạo ra nhờ vào các ngưỡng, nghĩa là các vùng giá trong quá khứ từng xuất hiện thì nay được lặp lại, chứ không phải một mức giá cụ thể.

Nên ngưỡng hỗ trợ được xác định bởi 1 đỉnh trước đó, tương tự với ngưỡng kháng cự sẽ được xác định nhờ 1 đáy trước đó.

Với Trader mới vào nghề để đơn giản hoá việc này khi muốn xem các đỉnh hoặc các đáy các bạn nên sử dụng biểu đồ đường thay vì biểu đồ nến Nhật.

Giá đã phản ứng tại vùng này rất nhiều lần, đúng không? Ở đây dùng khung D nên Giá vàng đã phản ứng va đập tại ngưỡng hỗ trợ này 6 lần trong vòng 2 tháng.

Ngoài cách dùng biểu đồ đường, các bạn có thể sử dụng ngay biểu đồ nến Nhật, nếu đã nhìn quen với cách xác định như sau:

  • Vùng kháng cự như có nói trước là, tìm kiếm vùng đỉnh xuất hiện trước đó, đây sẽ là phần cao nhất của bóng nến hay râu nến của giá đóng cửa/mở cửa. Nên người ta mới gọi là các vùng hoặc ngưỡng cũng là vì vậy.
  • Vùng hỗ trợ, tương tự sẽ là phần nằm ở đáy, là khoảng giá của râu nến và phần giá đóng của/mở cửa.

Trong vô số vùng kháng cự và hỗ trợ, đâu là vùng giúp Trader hái ra tiền?

Việc tìm các vùng kháng cự hỗ trợ phần nào giống như khi bạn thích 1 ai đó, sẽ khiến cho bạn tò mò muốn tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về họ. Vậy bạn sẽ trở thành thám tử theo cách nào?

Chắc chắn, bạn sẽ hỏi thông tin từ những người thân quen hoăc ai đó biết về người này, hoặc tìm cách bắt chuyện làm quen với chính crush, sau đó hỏi những câu chuyện trong quá khứ, mục đích của việc này nhằm giúp bạn thêm nhiều dữ liệu, đánh giá được các hành động sự việc xảy ra với họ.

Thị trường cũng vậy, vì lịch sử luôn lặp đi lặp lại, nên các dữ liệu trong quá khứ đều là những cột mốc quan trọng để  dựa vào đó người ta sẽ suy đoán dữ kiện nằm trong tương lai.

Nên tại sao nhiều Trader có kinh nghiệm họ lại có thể suy đoán được vàng sẽ tăng lên mức này mức này (tất nhiên có thể tham khảo 1 số phương thức khác như đo Fibonacci, dựa trên các cản được tạo ra từ các đường EMA, hay điểm xoay Pivot, hay sóng Elliotte).

Và trong vô số những người bạn gặp trong cuộc đời không phải ai bạn cũng Crush, Hỗ trợ kháng cự trên biểu đồ giá có rất nhiều, tuy nhiên không phải vùng hỗ trợ kháng cự nào cũng là vùng tiềm năng.

 

♦ Cách xác định 1 vùng kháng cự tiềm năng

  • Tìm kiếm vùng hỗ trợ kháng cự gần nhất so với giá ở thời điểm bạn đang giao dịch
  • Mức giá được thử đi thử lại, hay chạm đi chạm lại vùng càng nhiều lần, thì đó càng là vùng tiềm năng
  • Thời gian hình thành các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự càng dài ngưỡng đó càng có ý nghĩa

Khung thời gian hình thành ngưỡng càng lớn, kháng cự và hỗ trợ đó càng có giá trị, ví dụ kháng cự hỗ trợ ở m5, m15, m30 sẽ thường xuyên bị phá vỡ hay sẽ yếu hơn so với kháng cự và hỗ trợ được tạo ra từ các khung H4, D1 hay W1. Tại sao lại nói như vậy vì nếu vùng kháng cự hỗ trợ đó hình thành trong khung thời gian cao hơn, đồng nghĩa chúng sẽ hình thành nhiều lần, hay chạm nhiều lần vào khung thời gian thấp hơn.

Nhìn vào biểu đồ trên ở 2 khung khác nhau các bạn có thể thấy, vàng đã từng chạm vùng 1790 rất nhiều lần tại khung nến tuần. Khi chuyển qua đồ thị ngày điều này còn rõ hơn nữa, và giá cứ lên tới vùng 1790 lại giảm, như bạn có thể thấy ở Khung D, trong các lần chạm tiếp theo.

Điều này cho thấy vấn đề gì, đó là rõ ràng GIÁ hay THỊ TRƯỜNG CŨNG CÓ KÝ ỨC, hay lịch sử thường có xu hướng được lặp lại.

Chình vì thế việc tìm kiếm những vùng kháng cự hỗ trợ thực sự tiềm năng sẽ là nơi mà các bạn quyết định nên thoát hàng, hay nhảy vào để cùng chinh chiến với thị trường.

Mình nhắc lại 1 lần nữa, nếu chưa quen hãy sử dụng biểu đồ đường để nhìn ra các vùng hỗ trợ và kháng cự, dễ hơn so với biểu đồ nến Nhật.

Vẫn vàng tại khung D, nhưng nhìn ở biều đồ đường sẽ dễ hơn so với biểu đồ nến Nhật.

 

♦ Giao dịch với hỗ trợ và kháng cự như thế nào cho hiệu quả?

Việc đầu tiên là bạn nên xác định các vùng kháng cự tiềm năng như mình nói ở trên.

Ngoài ra, giao dịch cần phải đi theo đúng dòng chảy thị trường, hay bạn BẮT BUỘC phải xác định đúng xu hướng.

Ví dụ khi nếu xu thế cấp 1 là xu thế tăng bạn có thể chờ giá phản ứng tại các vùng hỗ trợ mạnh để mua vào, trong trường hợp giá đang trong 1 xu thế giảm, bạn có thể chờ giá lên tới các vùng kháng cự để bán ra.

Ngoài ra còn 1 số cách để giao dịch với kháng cự và hỗ trợ như sau:

♣ Đặt lệnh tại vùng kháng cự và hỗ trợ

Đây là cách cơ bản nhất mà rất nhiều trader áp dụng và câu nói kinh điển nhất cho loại này chính là mua tại hỗ trợ và bán tại kháng cự.

Nhưng như trên có nói không phải vùng kháng cự hỗ trợ nào cũng là nơi để bạn giao dịch, nên khi vừa nhìn thấy kháng cự hay hỗ trợ ban đã vội vàng vào lệnh thì rất dễ bị thất bại.

Xem ví dụ bên dưới để hiểu thêm:

Rõ ràng, vàng đã hình thành 1 kháng cự vô cùng cứng, tại khung D, nhưng cuối cùng vàng không thể nào trụ vững, đã bị phá vỡ và giảm hàng nghìn pip.

Chính vì thế, để tăng xác suất thắng khi giao dịch, tốt nhất là nên kết hợp thêm với 1 số các chỉ báo hoặc các mô hình nến đảo chiều khác.

♣ Kết hợp 1 số công cụ khác cùng kháng cự và hỗ trợ như: các mô hình nến đảo chiều, tín hiệu breakout từ đường trendline, các chỉ báo như RSI hay MACD cung cấp các dấu hiệu phân kỳ hay hội tụ…

Phương pháp này sẽ khả thi hơn so với phương pháp thứ 1, bởi vì ngoài các vùng kháng cự hỗ trợ thì các tín hiệu trên sẽ giúp khẳng định rõ ràng hơn về hành động giá, đặc biệt nếu tại các vùng kháng cự và hỗ trợ này xuất hiện các cây nến đảo chiều thì đây thực sự là điều kiện lý tưởng để bạn xem xét vào lệnh, không kể nó còn giúp bạn cắt lỗ gần hơn, chứ không phải chờ tới các mức kháng cự hỗ trợ tiếp theo mới cắt lỗ.

Hãy xem ví dụ sau để thấy cách thức này dễ “ăn tiền” từ Market hơn là phương thức số 1:

Đây là ví dụ về đồng USDCAD, tại phần màu vàng này cũng chính là vùng kháng cự, giá của USDCAD đã thử đi thử lại rất nhiều lần, kết hợp với cây nến Pin Bar nếu bạn đặt lệnh Sell, chắc chắn bạn đã thu về được kha khá.

♣ Chờ giá re-test lại các vùng kháng cự và hỗ trợ

Như trên có nói giá càng thử vùng hỗ trợ kháng cự càng nhiều thì các mốc kháng cự hỗ trợ này sẽ càng có giá trị, Chính vì thế việc giá re-test các ngưỡng này cũng là 1 trong yếu tố cấu thành nên vùng kháng cự và hỗ trợ tiềm năng.

Đặc biệt với trường phái Price Action nếu tại đây xuất hiện các dạng nến Pin Bar hay Fakey sẽ là dấu hiệu tốt để tìm kiếm điểm vào lệnh, đồng thời cũng sẽ giảm thiểu rủi ro tối đa hơn.

 

♦ Một số điểm lưu ý về hỗ trợ và kháng cự bạn cần phải nhớ

  1. Hỗ trợ và kháng cự là các vùng ngưỡng nằm trên biểu đồ, đánh dấu các mức tâm lý giao dịch, được sử dụng để thiết lập các điểm vào và ra trên biểu đồ.
  2. Hỗ trợ là một mức dưới mức giá hiện tại. Mức kháng cự là một mức cao hơn mức giá hiện tại. Bất kỳ đáy nào cũng có thể là hỗ trợ và bất kỳ đỉnh nào cũng có thể là kháng cự. Nhưng không phải vùng nào cũng tiềm năng, chúng chỉ thực sự hữu dụng khi được thử nghiệm đi thử nghiệm lại nhiều lần. Giống như 100 người bạn gặp thì chỉ có vài người được xem là bạn thân, tri kỳ, hay người bạn Crush mà thôi.
  3. Đừng quá cố gắng vẽ nhiều vùng kháng cự và hỗ trợ, hay tập trung vào các vùng gần nhất và tiềm năng nhất.
  4. Các đường hỗ trợ hoặc kháng cự mà bạn vẽ không phải lúc nào cũng chạm vào mức cao hoặc thấp ‘chính xác’ của các cây nến Nhật. Do việc vẽ kháng cự và hỗ trợ không phải là bộ môn khoa học, nên không cần phải quá chính, chủ yếu dựa vào kỹ năng của từng trader, hay nói chính xác hơn đây là bộ môn mang tính nghệ thuật nên bạn chỉ có thể cải thiện điều này dựa trên sự luyện tập, kinh nghiệm thực chiến mà thôi.
  5. Với hình thức giao dịch theo xu hướng Price Action, thì việc xuất hiện các cây nến Pin Bar hay Fakey đặt tại đúng vùng kháng cự và hỗ trợ là 1 trong những chiến lược giao dịch phổ biến và được yêu thích nhất.
  6. Giao dịch hỗ trợ và kháng cự nên kết hợp cùng với các công cụ giao dịch bổ sung, như Chỉ báo Động lượng, mô hình nến đảo chiều để loại bỏ các tín hiệu nhiễu đồng thời cung cấp tín hiệu chính xác hơn để vào lệnh.

Tài liệu đươc Sư tầm – Tổng hợp và biên tập: Thúy Hiền ( Team Công Tuyền Darvas)